Make sense là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng make sense

Make sense of là một cụm từ khá quen thuộc, nó được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, có phải bạn đang thắc mắc Make sense là gì? Make sense thường được sử dụng trong các ngữ cảnh nào? Để có thể hiểu rõ, hãy cùng theo dõi bai viết dưới đây.

I. MAKE SENSE LÀ GÌ?

Đối với người bản ngữ, Make sense được sử dụng như một thành ngữ, vì nó rất dễ nhớ và có thể thể hiện được ý nghĩa trong rất nhiều ngữ cảnh. Điều đó đồng nghĩa với việc Make sense không mang cho mình nghĩa đen, mà mang một nét nghĩa bóng, chỉ hành động khác.

  • Make làm động từ chính: làm, làm cho, khiến cho
  • Sense làm động từ: cảm thấy, cảm giác

=> Make sense: làm cho cái gì dễ hiểu, làm cho có nghĩa, trở nên hợp lý, làm cho cái gì thuận tiện…

CÁCH SỬ DỤNG MAKE SENSE

Make sense sẽ được sử dụng trong cả văn viết và trong những câu giao tiếp thông thường, dường như không có một khuôn mẫu nào quy định việc sử dụng Make sense. Nó được xem như một cụm động từ, bổ sung cho chủ ngữ. Chính vì thế khi sử dụng, cần chia theo thì của chủ ngữ. Cụ thể:

1. Thì hiện tại đơn

– Khẳng định (Affirmative): S + make(s/es) sense + …

– Phủ định (Negative): S + don’t/doesn’t + make sense + …

– Nghi vấn (Interrogative): Do/does + S + make sense?

2. Thì quá khứ đơn của make sense là gì?

–  Khẳng định (Affirmative): S + made sense + …

–  Phủ định (Negative): S + didn’t + make sense + …

– Nghi vấn (Interrogative): Did+ S + make sense?

3. Thì tương lai đơn

– Khẳng định (Affirmative): S + will + make sense + …

– Phủ định (Negative): S + won’t + make sense + …

– Nghi vấn (Interrogative): Will + S + make sense?

III. MỘT SỐ TỪ HAY ĐI CÙNG MAKE SENSE

Với ý nghĩa của mình, khi make sense đi cùng với một số từ/ cụm từ khác sẽ cho ra một cấu trúc với những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như:

– Make sense to somebody: Dễ hiểu với ai, có ý nghĩa với ai

– Make sense for somebody: Thuận tiện cho ai

– Make sense of something: Dễ hiểu/ có ý nghĩa với cái gì/ việc gì

– Make any sense: Không logic, không hiểu gì

Để có thể rõ hơn về cấu trúc của những từ/cụm từ đi kèm với make sense, bạn có thể tham khảo những cụm từ phổ biến với make sense dưới đây:

– Make sense of something: hiểu được điều gì đó/ việc gì đó, hiểu ý nghĩa của điều đó/ việc gì đó

– That makes sense: cái đó có vẻ hợp lí đấy

– Am I making sense?: tôi nói có dễ hiểu hay không?

– That certainly makes sense: điều đó chắc chắn có ý nghĩa

– Talk sense: không nói về…, không nói vớ vẩn

– It makes no sense: điều đó không có ý nghĩa

Qua những kiến thức vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết được Make sense là gì? Cũng như cách sử dụng và ý nghĩa của nó như thế nào. Hi vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn học tập hiệu quả.

Xem thêm:

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"