Phân biệt quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

Trong số 12 thì của tiếng anh, quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn là hai mảng kiến thức có sự liên quan mật thiết. Đôi khi chúng khiến cho người sử dụng bị nhầm lẫn trong quá trình làm bài tập cũng như giao tiếp tiếng anh. Vậy trong bài viết này, cùng chúng tôi điểm qua kiến thức giúp phân biệt hai thì này nhé!

Phân biệt quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn về mặt cách sử dụng

Trước hết, điểm giống nhau ở cả hai thì này là đều được sử dụng để miêu tả những sự kiện, hiện tượng ở quá khứ. Tuy nhiên, nếu như ở thì quá khứ đơn nhấn mạnh đến kết quả của sự việc thì quá khứ tiếp diễn lại nhấn mạnh đến quá trình diễn ra sự việc.

Vì vậy, những sự kiện, sự việc và hành động đã diễn ra và kết thúc ở quá khứ sẽ dùng thì quá khứ đơn để diễn tả. Còn khi nói đến sự việc, hiện tượng , hành động nào đó đang diễn ra như thế nào trong một thời điểm ở quá khứ thì sẽ dùng quá khứ tiếp diễn. 

qua-khu-don-va-qua-khu-tiep-dien-2

Cách dùng quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn

Một điểm đặc biệt là sẽ có những trường hợp có sự kết hợp của hai thì này ở hai vế trong cùng một câu. Đó là khi sự kiện, hiện tượng, sự việc này đang diễn ra thì có một hành động khác xen ngang trong quá khứ. 

Mẫu câu này có sự xuất hiện của when và while. Khi đó, hành động đang diễn ra sẽ dùng thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen ngang và có tính tức thời sẽ dùng thì quá khứ đơn. Ngoài ra, khi có hai hành động cùng diễn ra song song ở quá khứ thì dùng cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn để diễn tả. Chính vì đa dạng trong cách sử dụng, đây là hai thì được sử dụng nhiều trong giao tiếp tiếng anh.

Phân biệt quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn về mặt cấu trúc

Khi nói đến cấu trúc của quá khứ đơn, chúng ta phải xét đến cấu trúc với hai dạng động từ: động từ tobe và động từ thường. 

qua-khu-don-va-qua-khu-tiep-dien-2

Cách phân biệt thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn về mặt cấu trúc

Cấu trúc với động từ tobe:

  • Thể khẳng định: S + was/were + N/Adj 
  • Thể phủ định: S + was/were + not (wasn’t/weren’t) + V2/V-ed
  • Thể nghi vấn: Was/were + S + V2/V-ed

Cấu trúc với động từ thường:

  • Thể khẳng định: S + V2/V-ed
  • Thể phủ định: S + was/were + not (wasn’t/weren’t) + V2/V-ed
  • Thể nghi vấn: Was/Were + S + V2/V-ed 

Đối với thì quá khứ tiếp diễn, động từ được chia có dạng là sự kết hợp của quá khứ và tiếp diễn. Tức lúc này, động từ chính của thì sẽ có dạng thêm đuôi ing. 

  • Thể khẳng định: S + was/were + V-ing
  • Thể phủ định: S + was/were + not (wasn’t/weren’t) + V-ing
  • Thể nghi vấn: Was/were + S + V-ing

Cùng phân biệt hai thì này rõ hơn qua một ví dụ thực tiễn trong giao tiếp tiếng anh: 

“She went to the cinema yesterday”

 “Yesterday, when I called her, she was going to the cinema”. 

Trong câu đầu tiên, động từ go được chuyển thành V2 để nói đến việc cô gái này đã đi đến rạp chiếu phim vào hôm qua. Ở câu thứ hai, hành động đi đến rạp chiếu phim cũng đã diễn ra và kết thúc hôm qua nhưng lại được nhấn mạnh hơn nữa bởi tôi – ngay tại thời điểm tôi thấy cô ấy.  Tham khảo thêm ví dụ về phân biệt quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn tại https://giaotieptienganh.com.vn/

Phân biệt quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn về mặt dấu hiệu nhận biết

Một cách phân biệt hai loại thì này nhanh chóng và đơn giản nhất chính là nhìn vào đặc điểm của dấu hiệu nhận biết. Hai thì này có dấu hiệu hoàn toàn khác nhau và rất dễ ghi nhớ.

qua-khu-don-va-qua-khu-tiep-dien-2

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ đơn: 

  • Xuất hiện các cụm từ chỉ thời gian ở quá khứ như: yesterday, ago, last (night/week/month/years/holiday…);
  •  Từ chỉ thời gian đã qua trong ngày: This morning, this afternoon…;

Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn:

  • Có sự xuất hiện thời gian cụ thể ở quá khứ: at 7am this morning…;
  • Có sự xuất hiện của while. Từ này dùng để nối hai vế câu có các sự kiện và hành động diễn ra song song, cùng một lúc. Khi đó, cả hai vế câu đều chia theo thì quá khứ tiếp diễn. 
  • Có sự xuất hiện của When trong câu. Đối với When, dùng để nối một vế có hành động đang diễn ra và vế có hành động khác chen ngang. Động từ của hành động chen ngang được chia theo dạng của thì quá khứ đơn.
  • Có cụm từ “at the time” trong câu. 

Hy vọng với những kiến thức trong bài viết này, bạn có thể dễ dàng phần biệt hai dạng thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn. Từ đó có thể áp dụng vào bài tập cũng cúng giao tiếp một cách nhanh chóng và trôi chảy hơn.

Enjoyed this video?
qua-khu-don-va-qua-khu-tiep-dien-2
"No Thanks. Please Close This Box!"