Có Nên Cho Trẻ Học Thêm Ngôn Ngữ Mới? Nên Học Tiếng Anh Từ Độ Tuổi Nào?
Hiện nay, các bậc phụ huynh không chỉ chú trọng cao những môn học như: toán, lý, hóa… mà còn chú trọng môn tiếng Anh cho con em mình. Trước sự đầu tư to lớn trong việc học môn tiếng Anh cho con em của mình, của các bậc phụ huynh đã xuất hiện nhiều thắc mắc, đặc biệt câu hỏi sau là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh: “nên học tiếng anh từ độ tuổi nào?”. Để giải đáp câu hỏi trên, hãy theo dõi chúng tôi- IDT English ngay sau đây.
1. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ học tiếng anh từ độ tuổi nào?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc học tiếng Anh là cần thiết đối với mọi lứa tuổi.
Việc học tiếng Anh là điều hiển nhiên cần thực hiện đối với suy nghĩ của các bậc cha mẹ, nhưng vẫn còn một câu hỏi đặt ra: “nên học tiếng anh từ độ tuổi nào?” hay “trẻ em có nên học tiếng Anh sớm?”.
Có nhiều đáp án khác nhau dành cho câu hỏi: “nên học tiếng anh từ độ tuổi nào?”. Một số chuyên gia khuyên nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh khi trẻ 3- 4 tuổi, số khác cho rằng việc học tiếng Anh nên bắt đầu khi trẻ 5- 6 tuổi.
Xét về khả năng lĩnh hội nhanh chóng một ngôn ngữ mới, ở độ tuổi còn nhỏ thì khả năng tiếp thu cao hơn so với người lớn.
Ở giai đoạn từ 1-5 tuổi là giai đoạn để trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ. Độ tuổi từ 6-12 tuổi sẽ là độ tuổi thích hợp để trẻ học tiếng Anh. Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh chóng, việc học phát âm sẽ dễ dàng hơn cho trẻ.
Ở giai đoạn đầu của độ tuổi này, ghi nhớ của trẻ còn máy móc, trẻ chưa hiểu nhiệm vụ nhớ nên đôi khi việc học tiếng Anh diễn ra ở giai đoạn này khá khó khăn.
2. Những trường hợp không nên bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em
Biết thêm một ngôn ngữ mới giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội phát triển sau này, tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên cực đoan trong việc cho trẻ đi học tiếng Anh nếu con bạn thuộc các trường hợp sau:
Môi trường học tập của con bạn sử dụng tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ, nhưng trẻ chưa vững vàng về ngôn ngữ mẹ đẻ.
Các trường hợp điển hình của việc trẻ gặp khó khăn đối với tiếng mẹ đẻ như: vốn từ vựng chưa phong phú, gặp khó khăn về phát âm và còn nhầm lẫn trong ngữ pháp.
Con bạn chưa sẵn sàng chủ động nhìn nhận thế giới xung quanh hay vốn kinh nghiệm sống của trẻ còn nhiều hạn chế.
Các bậc phụ huynh chưa chuẩn bị tâm lý cho bản thân, khi cho bé đi học tiếng Anh, có nhiều vấn đề sẽ mắc phải như: “nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào?”
Để đảm bảo quá trình học tập con bạn diễn ra dễ dàng, các bậc cha mẹ cần người đồng hành cùng con cái trong quá trình học tiếng Anh.
Xem thêm:
Cách đặt câu hỏi Wh trong Tiếng Anh
3. Các lợi ích khi cho trẻ đi học tiếng Anh
Việc học thêm một ngôn ngữ mới không đơn thuần là việc trẻ giỏi ngoại ngữ đó mà còn giúp trẻ phát triển rực rỡ về sau. Sau đây chúng tôi sẽ khai phá những lợi ích khi cho trẻ đi học tiếng Anh:
Phát triển trí thông minh
Khi trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ sớm, trẻ sẽ có có khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề ở mức độ phức tạp tốt hơn các trẻ không được học ngoại ngữ.
Tăng vốn hiểu biết cá nhân
Trong quá trình lĩnh hội một ngôn ngữ mới, trẻ sẽ có cơ hội khám phá thế giới xung quanh. Từ đó, kinh nghiệm sống của trẻ được tăng lên, trí tưởng tượng phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát.
Cơ hội học tập và nghề nghiệp của trẻ được rộng mở
Hiện nay, với khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bé nhận được nhiều học bổng từ các trường trong và ngoài nước. Các bậc phụ huynh nên cho con đi học tiếng Anh càng sớm, càng tốt nếu quý phụ huynh có nhu cầu cho con đi du học hoặc định cư nước ngoài.
4. Các bậc phụ huynh nên làm gì để quá trình học tập tiếng Anh của trẻ được diễn ra thuận lợi
Để quá trình học tập tiếng Anh của trẻ được diễn ra thuận lợi, các bậc phụ huynh nên lưu ý những điều sau đây:
Những bậc phụ huynh nên động viên, khuyến khích trẻ khi cần thiết.
Khi nhắc đến việc học tiếng Anh, các bậc phụ huynh luôn xuất hiện câu hỏi: “nên học tiếng anh từ độ tuổi nào?”. Trên thực tế, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi học tiếng Anh khi trẻ đã thực sự sẵn sàng với việc học tiếng Anh.
Nếu các bậc phụ huynh bắt ép hoặc cực đoan trong việc đi học tiếng Anh sẽ tác động tiêu cực đến quá trình học tập và sự phát triển của trẻ.
Các bậc phụ huynh nên cân bằng giữa việc học và vui chơi của trẻ.
Ở giai đoạn từ 6- 12 tuổi, tư duy trực quan chiếm ưu thế, vì vậy, để phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi, các bậc phụ huynh sử dụng công cụ trực quan trong quá trình học tập của trẻ.
Các bậc phụ huynh nên áp dụng phương pháp và hình thức dạy học tương thích với đối với cá nhân mỗi trẻ.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi đến cuối bài viết!