Listening practice through dictation 1,2,3,4 (Full book+audio)

Sau đây IDT gửi tới bạn cuốn sách Listening practice through dictation 1,2,3,4 (Full book+audio). Đây là cuốn sách rất hữu ích trong quá trình học tập và rèn luyện môn tiếng anh. Bạn có thể tìm thấy link tải sách ở phía cuối bài ( phần chữ màu vàng ).

Bộ giáo trình luyện nghe Listening Practice Through Dictation là một bộ luyện nghe vô cùng hay và thực tế của người Mỹ bản xử xuất bản. Bộ sách này gồm 4 phần, với mức độ tăng dần từ dễ đến khó rất thích hợp với các bé và người mới học, mất căn bản.


Cách học bộ sách Listening Practice Through Dictation(LTPD) như thế nào?


A. Về kỹ năng nghe: Nghe bao nhiêu là đủ, theo mình thì Listening Practice Through Dictation xếp theo trình độ tăng dần bài viết, càng về sau thì bài càng dài và có nhiều từ mới nên để hiệu quả nhất các bạn nên nghe tăng dần như sau:


  • Phần 1 mỗi bài nghe ít nhất 100 lần.
  • Phần 2 mỗi bài nghe ít nhất 130 lần.
  • Phần 3 mỗi bài nghe ít nhất 150 lần.
  • Phần 4 mỗi bài nghe ít nhất 170 lần.

Cách nghe:


  • Bạn phải vừa nghe và vừa nhìn vào transcripts (đoạn text) nhiều lần để đoạn văn đó bắt đầu in dấu ấn trong não bộ, sau đó mới tiến hành đọc lại nhiều lần cái đoạn văn vừa nghe-có tác dụng repetition và luyện đọc.
  • Phải nghe và nhìn từ vựng cùng 1 lúc để lần sau mỗi khi nghe lại từ này thì trong đầu ta sẽ hiện lên cái từ đó, tương tự cho cả câu. Cho nên nếu như bạn tra từ trước mà không nghe, thì làm sao bạn biết từ đó đọc như thế nào-học như thế này có tác hại: dễ quên từ và nhiều khi đọc lộn từ-vì phát âm tiếng anh, có nhiều từ ta phải nghe người bản xứ đọc thì ta mới đọc lại đúng được chứ không phải thấy nó quen là ta có thể đọc được. Trong giai đoạn này tuyệt đối không được tra từ điển.
  • Nếu các bạn đọc hết thì khi bạn nghe Listening Practice Through Dictation 2 thì các bạn nghe lại các bài của Listening Practice Through Dictation 1. Khi các bạn nghe LPTD2 thì các bạn dành ra khoảng 1 tiếng để nghe các bài LPTD1, nghe từ 5 đến 10 bài thôi mỗi bài 5 lần chẳng hạn, mục đích là tăng số lần nghe các bài lên và duy trì đến giai đoạn đọc. Khi đến giai đoạn đọc LPTD1 thì bài nào bạn đọc bạn bỏ qua không nghe nữa, tương tự cho các phần sau.


Kinh nghiệm:

  • 1. Không đọc nhẩm hay đọc thành tiếng trong khi nghe vì nó sẽ làm bạn mất tập trung vào bài nghe cũng như giảm hiệu quả khi học, lỗi này nhiều bạn mắc phải mà không biết.
  • 2. Bạn nên nghe từ 10 bài đến 20 bài trong 1 ngày. Mỗi bài nghe 10 lần rồi chuyển nghe các bài tiếp theo.


Kết quả:

  • Việc nghe đi nghe lại mà vẫn không hiểu cái bài (tức là không cần tra từ điển) có tác dụng cho các bạn tắm tiếng anh (giống như phim) hãy để Tiếng anh vào tai, và mắt tự nhiên. Và nhiệm vụ mà các bạn phải làm cho được đó là phải biết được cái từ, cái câu, cái bài ta nghe nó phát âm như thế nào và nó được viết ra làm sao. Có nghĩa là các bạn chỉ cần làm được điều này: nghe được cái từ đó đọc như thế nào và biết hình dạng nó như thế nào (tức cái chữ đó viết ra làm sao), còn cái nghĩa thì không cần quan tâm. Lí do: đừng làm cùn mòn phản xạ tự nhiên bằng cách dừng lại tra từ điển để hiểu, và nó có tác dụng giúp các bạn nhớ cái từ cái câu đó rất dai. Hãy cứ nghe đi nghe lại và nhìn vào transcripts mặc dù không hiểu, sẽ có những câu nhờ các bạn nghe nhiều mà tự động bộ não nó hiểu (các bạn cứ yên tâm, rồi sẽ gặp các trường hợp thế này).


B. Về kỹ năng đọc:

Để chuyển sang giai đoạn này các bạn cần thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Đã nghe xong các bài tối thiểu với số lần như trên (6 tháng là nghe xong)
  • Đã học xong phần phát âm với Master Spoken English tối thiểu 3 lần.


Cách đọc chính xác nhất như sau:

  • 1. Các bạn nghe 100 lần/bài (hoặc ít hoặc nhiều hơn) – không có đọc thầm theo trong khi nghe, vì nó rất tai hại.
  • 2. Sau đó bắt đầu tới giai đoạn đọc lại: các bạn nghe họ đọc 1 câu nào đó xong nhấn pause – đọc lại y chang câu đó, chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống giọng, chỗ nào kéo dài… cứ như thế cho tới hết bài. Đọc như vậy 1 hoặc 2 lần thôi – nhớ đọc to nhé.
  • 3. Các bạn không cần nghe audio họ đọc nữa mà nhìn vào đoạn text và tự đọc – nhớ đọc to nhé – khoảng 15 lần. Đây là cách đọc chính xác nhất – những ai đọc không giống như trên thì cũng được thôi, nhưng có điều nó tiến bộ không nhanh bằng cách này đâu và nó tốn thời gian.


Kinh nghiệm:

1. Về số lần đọc thì các bạn đọc bao nhiêu lần cũng được nhưng cần đáp ứng điều kiện là đọc nhuần nhuyễn từng bài, chứ nếu mà đọc các bạn vẫn còn vấp thì vẫn cần phải luyện lại, có thể đọc theo mình như sau.

  • Phần 1 ít nhất 30 lần cho mỗi bài.
  • Phần 2 ít nhất 40 lần cho mỗi bài.
  • Phần 3 ít nhất 50 lần cho mỗi bài.
  • Phần 4 ít nhất 60 lần cho mỗi bài.

2. Cái này cực kì quan trọng nên mọi người phải chú ý.

  • Có một sai lầm đa số người học mắc phải trong đó có cả mình. Đó là chưa phân biệt được rõ trọng âm của từ nên giọng đọc các từ luôn luôn đều nhau, không hay, không có cảm xúc, có khác chút thì chắc là ở phần ngữ điệu của câu mà thôi do bạn nghe quá nhiều lần.
  • Việc này rất quan trọng vì người bản xứ khi nói một câu, họ chỉ nhấn trọng âm, những thứ còn lại hầu như chỉ lướt qua hoặc chúng ta có thể nghe không rõ, nếu các bạn sai hay chủ quan ở bước này thì sẽ rất khó nhận biết được những gì họ nói, còn nhiều cái hại các bạn có thể tự tìm hiểu.
  • Mục đích đọc ít nhất 2 lần có audio nghĩa là ở bước này các bạn phải thực sự nghe được từ và trọng âm của nó rơi vào đâu, chỉ như thế thì các bạn mới thấy sự thay đổi trong cách đọc và giúp cho các bạn nghe tốt hơn. Các bạn cũng có thể dùng từ điển để tra trọng âm của từ hoặc cách đọc của nó.


3. Việc đọc lại bài to thành tiếng của ‘Listening Practice Through Dictation‘ thì ngày nào các bạn cũng phải tập đọc để luyện nói và phát âm. Một bài các bạn muốn đọc bao nhiêu lần cũng được, ít nhất 10 lần hoặc đọc đến khi nào cảm thấy giống thì qua bài mới. Nhưng bắt buộc là ngày nào cũng luyện đọc, không đọc bài này thì đọc bài khác.


4. Giai đoạn này tuyệt đối vẫn chưa được tra từ điển.


C. Về kỹ năng viết:

Bài nào các bạn đã nghe nhiều lần, đọc nhiều lần nhuần nhuyễn thì mới chuyển sang giai đoạn viết. Cách viết như sau:


1. Các bạn đọc từng câu trong bài sau đó thì viết ra giấy, từ nào không hiểu thì tra từ điển và viết riêng từ đó ít nhất 20 lần, vừa viết vừa đọc phát âm và nghĩa của từ đó.

  • Ví dụ các bạn tra nghĩa của từ blessing là hạnh phúc thì các bạn ghi riêng từ này ra 20 lần, phát âm và đọc nghĩa: “blessing nghĩa là hạnh phúc, và cứ thế lặp lại đủ 20 lần.” Các bạn làm như thế cho đến hết bài.


2. Tiếp theo các bạn nên làm 1 lần nữa là đọc từng câu trong bài và các bạn phải hiểu được nghĩa của câu đó, làm như thế đến hết bài thì các bạn phải hiểu được ý nghĩa của bài, hiểu sai, cũng không phải là vấn đề nhưng bắt buộc phải hiểu. Vì việc hiểu mơ hồ khiến các bạn rất khó học thuộc. Bước này không cần chép lại.


3. Các bạn chuyển sang chép lại cái bài đó như chép phạt, các bước làm tương tự. Các bạn đọc lại từng câu và chép câu đó ra giấy cho đến hết bài. Chú ý là tuyệt đối không được dịch, vì khi bạn chép ra như thế thì phần nào bạn cũng hiểu được nghĩa của câu rồi, lặp lại nhiều lần thì các bạn sẽ hiểu được hết ý nghĩa của bài và theo thời gian thì khả năng hiểu không cần dịch cũng tăng lên.


Về số lần viết thì tốt nhất nên như sau:


  • Phần 1 viết ít nhất 5 lần mỗi bài.
  • Phần 2 viết ít nhất 7 lần mỗi bài.
  • Phần 3 viết ít nhất 8 lần mỗi bài.
  • Phần 4 viết ít nhất 10 lần mỗi bài.

Đó là số lần tối thiểu các bạn cần đáp ứng, ngoài ra để biết viết thế nào hiệu quả thì các bạn xem mình khi đã viết đến số lần tối thiểu trên, các bạn đọc 1 câu thì các bạn có thể viết câu đó ra mà không cần nhìn vào transcipts mà phần nào hiểu được ý nghĩa của câu là được, nếu chưa thỏa mãn thì phải viết thêm. ( Như thực tế thì khi viết đến số lần đó thì các bạn sẽ viết được hết cái bài mà không biết tại sao đâu) Viết xong như trên thì gần như bạn đã thuộc cái bài đó rồi.


Kinh nghiệm:


  • Các bạn không có dùng google translate – ai dùng cũng được nhưng nó tai hại hơn là các các bạn tự dịch
  • Các bạn không dùng từ điển anh-anh khi học phần 1 vì nó làm các bạn hiểu không cần dịch chậm lắm
  • Sẽ có những bài có từ dịch rất khó, kiểu như bạn dịch xong các từ nhưng khi lắp ghép vào nội dung nó không ăn nhập với nhau. Các bạn cứ bỏ qua, dịch tiếp các câu sau, khi đến hết bài các bạn quay lại dịch sẽ hiệu quả hơn vì phần nào các bạn biết được nội dung của bài rồi.
  • Học được một thời gian thì bạn có thể nhìn ra rằng: Một bài nào đó bạn có thể học thuộc nhanh hay không, từ đó thì dành nhiều thời gian đọc cho bài khó hơn.
  • Phần 1, phần 2 do các bài ngắn nên bạn nào có nhiều thời gian thì trong cùng một ngày các bạn có thể dịch và học thuộc 2 bài.


Cách mà nhiều bạn vẫn đang làm là dịch 2 bài 1 lúc rồi sau chép lại 2 bài đó, sau mới học thuộc từng bài hoặc để sang hôm sau mới bắt đầu học thuộc.


Lời khuyên: Dịch 1 bài sau đó chuyển sang viết và học thuộc luôn sau đó chuyển dịch bài 2, viết và học thuộc. Đây là cách hiệu quả nhất.


Qua phần 3, phần 4 thì mỗi ngày các bạn chỉ có thể dịch và học thuộc 1 bài thôi để đảm bảo học tốt và chắc chắn nhất.Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn học tốt và cải thiện khả năng nghe nói tiếng anh của mình

CLICK LINKD DOWNLOAD EBOOK+AUDIO FULL TẠI ĐÂY

Sách Listening practice through dictation 1,2,3,4 (Full book+audio) được IDT tổng hợp tự do từ các nguồn trên mạng nhằm mục đích chia sẻ tới cộng đồng là chính, hoàn toàn không có vấn đề thương mại. Vì vậy nếu có bất cứ điều gì liên quan tới vấn đề bản quyền vui lòng liên hệ tới email: idteduvn@gmail.com. Chúng tôi sẽ gỡ tài liệu này khi bạn yêu cầu. Thanks!

Enjoyed this video?
"No Thanks. Please Close This Box!"